B-2 đang thả bom Mk.82 trong một cuộc diến tập năm 1994 tại ngoài khơi Point Mugu , California.
Là loại máy bay chiến đấu chuyên để đánh phá tiêu diệt các mục tiêu lớn trên mặt đất hoặc trên biển của đối phương bằng cách thả bom toạ độ diện rộng hoặc phóng tên lửa từ xa để tiêu diệt mục tiêu. Đây là lực lượng nòng cốt của không quân để hủy diệt tiềm lực kinh tế quân sự của đối phương.
Trong quân đội Mỹ tên các máy bay ném bom bao giờ cũng có chữ B (Bomber: ném bom) ở phía trước ví dụ B-24, B-29, B-52, B-1, B-2. Nga có các loại Tu-160, Tu-22M, Tu-16, Tu-95. Nói về máy bay ném bom, hiện nay lực lượng không quân Hoa Kỳ không có đối thủ cả về số lượng lẫn chất lượng.
B-52 cùng giàn vũ khí hủy diệt.
Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng, siêu âm đang di chuyển cùng 2 đệ tử của nó.
Chiếc Tu-22M3 của Ukrainian.
Trong quá khứ, máy bay ném bom được xếp là loại máy bay riêng và thường có hình dáng khác biệt với các loại máy bay khác. Điều này là do công suất của động cơ còn hạn chế, chúng phải được trang bị thêm động cơ để mang tải bom. Kết quả là các máy bay này to lớn hơn rất nhiều vừa để gắn thêm động cơ, vừa để có thêm không gian chứa bom và nhiên liệu.
Sikorsky Ilya Muromets - chiếc máy bay chở khách đầu tiên đã bị biến thành máy bay ném bom cho Liên Xô.
Douglas SBD - một trong những chiếc máy bay ném bom bổ nhào phổ biến.
Bởi công suất động cơ là cản trở chính, cộng với mong muốn tăng tính chính xác và các yêu cầu vận hành khác, máy bay ném bom có xu hướng được cấu trúc riêng cho từng nhiệm vụ. Cho đến đầu Thế chiến thứ hai chúng bao gồm:
- Máy bay ném bom bổ nhào - Máy bay ném bom tầm ngắn, tầm trung và tầm xa - Máy bay phóng lôi - Máy bay cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Hiện tại những khái niệm này đã trở nên xa vời và để phù hợp hơn với phương pháp tác chiến trong chiến tranh hiện đại chúng ta có các loại máy bay ném bom sau :
Máy bay ném bom chiến lược (Strategic bomber) được thiết kế dành cho các phi vụ tấn công tầm xa vào các mục tiêu chiến lược như các căn cứ hậu cần, cầu cống, nhà máy, xưởng đóng tàu và các thành phố với ý đồ gây ngăn cản nỗ lực chiến tranh của đối phương. Ví dụ: B-52, Tu-160, B-2 Spirit.
B-1B B-2 và B-52 của Hoa Kỳ.
Máy bay ném bom chiến thuật (Medium bomber) là loại máy bay nhỏ hơn, tầm hoạt động ngắn, chủ yếu là hỗ trợ các lực lượng trên mặt đất. Trong khái niệm quân sự hiện đại, những máy bay chiến đấu không phải là máy bay ném bom chiến lược đều được xếp vào loại này.
Máy bay ném bom chiến thuật B-25B Mitchell.
Máy bay tấn công mặt đất (máy bay yểm trợ tầm ngắn, Ground-attack aircraft) được sử dụng hoạt động trên chiến trường và tấn công các mục tiêu chiến thuật ví dụ xe tăng, các khối bộ binh…
A-10 Thunderbolt II đang bắn AGM-65.
Chiếc A-7E đang thả bom xuống một cây cầu ở Hải Dương năm 1972.
Máy bay ném bom-chiến đấu (Fighter-bomber) là loại máy bay chiến đấu nhiều chức năng, có thể được trang bị các vũ khí không-đối-không và không-đối-đất. Nhiều máy bay ném bom-chiến đấu được chế tạo cho nhiều mục đích sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí và tăng tính linh hoạt. Ví dụ: Chengdu J-10, F-16, F/A-18 Homet, Su-32, Mirage 2000 và Panavia Tornado.
Sukhoi Su-34, loại máy bay chiến đấu-ném bom và tấn công tiên tiến của Nga.
IV. Máy bay cường kích (ground/attack aircraft)
Một chiếc RAF Harrier GR9 của không quân Hoàng gia Anh tại Afghanistan, 2008
Là loại máy bay chuyên để tấn công các mục tiêu nhỏ, di động của đối phương trên mặt đất thường là để yểm trợ cho các lực lượng quân đội mình trên mặt đất hoặc để truy đuổi độc lập đánh phá các đoàn xe quân sự của địch. Loại máy bay này tốc độ không cao nhưng có thể bay rất lâu trên chiến trường, có thể mang vài quả bom thông thường hoặc rất nhiều bom chùm loại nhẹ chống tăng, chống thiết giáp và chống xe cơ giới; hệ thống pháo, súng máy uy lực lớn và các ống phóng rocket không điều khiển của pháo binh phản lực.
Trong quân đội Hoa Kỳ loại máy bay cường kích này có tên là chữ A (Attacker: tấn công) như A-4, A-6, A-10, A-37... Trong lịch sử thế chiến II có các loại máy bay cường kích hiệu quả của Đức là Henschel Hs-129 và đặc biệt là loại Il-2 của Liên Xô được mệnh danh là "xe tăng bay". Hiện nay mẫu máy bay cường kích được coi là hiệu quả nhất thế giới đã được kiểm nghiệm qua các cuộc chiếc là A-10 Thunderbolt của Hoa Kỳ.
Il-2M của Không quân Xô viết.
A-37A Dragonfly của Không lực Việt Nam Cộng hòa
Hai chiếc A-10 Thunderbolt II trông rất "giang hồ".
Như đa số những sự phân loại máy bay chiến đấu khác, định nghĩa của máy bay cường kích cũng có phần mơ hồ không rõ ràng. Một điểm khác nhau giữa máy bay cường kích (hay máy bay tấn công mặt đất) và các thiết kế khác như máy bay tiêm kích là chúng có tốc độ bay chậm hơn, thường bay ở cao độ thấp, thời gian bay bao vùng lâu hơn để hỗ trợ quân bạn trong cận chiến. Chúng sẽ thu hút hỏa lực từ mặt đất, từ các vũ khí cầm tay nhiều hơn và vì thế máy bay thường được trang bị lớp giáp dày đặc biệt để bảo vệ tính mạng phi công. Nói chung một máy bay cường kích có kích thước nhỏ hơn so với những máy bay tiêm kích hay máy bay tiêm kích đánh chặn.